Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

Bài học Marketing từ thương hiệu Mistine phần 2

Mời các bạn theo dõi tiếp phần 2 của bài viết Bài học Marketing từ thương hiệu Mistine phần 1


CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA MISTINE

Để giái quyết những vấn đề gặp phải Mistine đã có những chiến lược cụ thể như là: Tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu thị trường ( đặc biệt thông qua việc xây dựng tính cách thương hiệu và xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng trực tiếp).

Chiến lược sản phẩm

Mistine kết hợp với công ty mỹ phẩm Klogmar cho ra dòng sản phẩm BB, đây là dòng sản phẩm mang nét riêng của xứ Hàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng thay đổi của người tiêu dùng Thái Lan khi mà Người dân Thái Lan xem nữ diễn viên Hàn Quốc và ngôi sao điện ảnh Hàn Quốc là một trong số những người phụ nữ đẹp nhất ở châu Á và là hình mẫu chuẩn cho nét đẹp Châu Á.

Tiếp đó, Mistine đã giới thiệu dòng sản phẩm mới “Fairis and Naris” được nhập khẩu từ Nhật Bản,là dòng sản phẩm cao cấp mà Mistine muốn dành tặng cho phân khúc thị trường cao cấp của mình.

Chiến lược truyền thông

Song song với những chiến lược truyền thông trước đó (quảng cáo, sử dụng người nổi tiếng, truyền thông truyền miệng thông qua đội ngũ bán hàng trực tiếp...) Mistine đã sử dụng mạng xã hội và truyền thông kỹ thuật số, như là kênh truyền thông quan trọng của mình.

Chiến lược phân phối

Mistine có một hệ thống kênh phân phối rộng khắp và đa dạng, dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng, như:

Bán hàng trực tiếp: tuyển dụng và đào tạo khối lượng lớn đội ngũ nhân viên bán hàng nhằm thực hiện chiến lược tiếp thị toàn cầu, nhằm đưa sản phẩm của Mistine đến với từng khách hàng . Mỗi nhân viên sẽ tiếp cận và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của mình một cách trực tiếp. Đối với Mistine bán hàng trực tiếp chiếm hơn 60% của thị trường phân phối tại Thái Lan. Chính sách khuyến khích nhân viên hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất khi đem lại cho họ những lợi ích tốt nhất (mức hoa hồng từ 25%- 30%, cung cấp phương tiện đi lại..). Đồng thời có sự quản lý và liên kết chặt chẽ trog việc kiểm soát đơn đặt hàng trong hệ thống nhằm đáp ứng kịp thời việc giao hàng ,từ đó rút ngắn giai đoạn bán hàng .

Thương mại điện tử: Mistine đã áp dụng kênh thương mại điện tử nhằm tiếp xúc với khách hàng nhiều hơn. Thông qua trang web chính của công ty , khách hàng có thể đặt và mua hàng của Mistine qua trang web của công ty : www.mistine.co.th. Nhờ vậy, khách hàng của Mistine có thể lựa chọn và mua sản phẩm dễ dàng, chuyên nghiệp hơn, đồng thời giúp cho Mistine ít lệ thuộc vào đội ngũ nhân viên bán hàng và dễ dàng mở rộng sang các thị trường có thu nhập cao .

Bán lẻ:  Mistine thực hiện bán hàng thông qua các cửa hàng bán lẻ, các sản phẩm Mistine có thể được tìm thấy tại Tesco Lotus, Boots, Lotus Express và 7-11 cửa hàng tiện lợi. Nhờ đó, Mistine có thể đảm bảo được việc phân phối rộng khắp và đưa được sản phẩm đến khách hàng một cách nhanh chóng, đồng thời cạnh tranh với các sản phẩm khác, bao phủ thị trường.

Nhờ sử dụng nhiều kênh phân phối, Mistine đã mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn cầu. Ngoài Thái Lan, các sản phẩm của Mistine cũng được bán nhiều ở các thị trường Châu Á, châu Âu, Trung Đông, châu Phi, bao gồm  cả các các quốc gia như Ghana, Iran, Nam Phi và Cộng hòa Dân chủ Congo .

Chiến lược giá

Công ty đang bắt đầu tăng giá. Giá trung bình của Mistine tăng từ 3$ lên 6$và đơn đặt hàng tăng trung bình từ 27$ lên 45$. Họ đang nhắm vào phụ nữ có thu nhập trên 480$ mỗi tháng, đặc biệt là khi thu nhập của người dân Thái Lan ngày càng tăng và hiện nay đã đạt khoảng 300$/tháng.

Mời các bạn theo dõi tiếp bài viết phần 3: Bài học Marketing từ thương hiệu Mistine phần 3


Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Bài học Marketing từ thương hiệu Mistine phần 1

GỚI THIỆU CHUNG

Mistine là sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi công ty mỹ phẩm Better Way, là thương hiệu mỹ phẩm hàng đầu tại Thái Lan.  Hiện nay, các sản phẩm của Mistine được chia thành 5 dòng sản phẩm chính: Dưỡng thể, Chăm sóc cá nhân, Trang điểm, Nước hoa và Chăm sóc da. 

Trong hơn 20 năm phát triển, Mistine đã được người tiêu dùng trong cũng như ngoài Thái Lan đón nhận và sẽ còn tiến xa hơn nữa trên thị trường mỹ phẩm thế giới. Mục tiêu của Mistine cũng như công ty Better Way là đưa tên tuổi của Mistine trở thành thương hiệu mỹ phẩm số 1 Thái Lan cũng như toàn thế giới.

Thương hiệu Mistine đã có mặt trên nhiều quốc gia khác nhau trên toàn thế giới. Và mới đây Mistine đã khai trương showroom tại Paris. Misitne là thương hiệu nổi tiếng và là những người đi đầu thành công trong phương thức bán hàng trực tiếp, và đây được xem là con đường dẫn Mistine đi đến thành công.

TÌNH HUỐNG VÀ VẤN ĐỀ

Thái Lan là một đất nước đang phát triển nằm trong khu vực các nước có tốc độ phát triển nhanh, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ngày càng tăng và đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng các loại mỹ phẩm. Người tiêu dùng ở Thái Lan lấy hình ảnh làn da và hình tượng người Hàn Quốc làm tiêu chuẩn cho làn da của mình, đồng thời họ ngày càng ưa chuộng những sản phẩm mỹ phẩm từ Hàn và Nhật Bản.

Khách hàng mục tiêu của Mistine tập trung ở phân khúc có thu nhập trung bình và thấp. Tuy nhiên, Mistine phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành như Amway, Avon, Giffarine... Đây đều là những công ty có tên tuổi trong lĩnh vực mỹ phẩm Thái Lan. Cùng với đó là chi phí nhân công ngày càng tăng (chiếm 20% chi phí sản xuất) cùng với luật thu nhập tối thiểu của Thái Lan làm cho giá các  sản phẩm của Mistine tăng từ 6-10%/ năm.


Từ những vấn đề trên Tình huống đặt ra cho Misitne lúc này là phải mở rộng sang phân khúc thị trường cấp cao, điều này đòi hỏi Mistine phải có những chiến lược marketing  phù hợp để vừa giữ vững thị phần mà mình đã có ở phân khúc thu nhập trung bình và thấp, đồng thời mở rộng sự ảnh hưởng ở phân khúc thu nhập cao.

Vậy các nhà làm Marketing thương hiệu Mistine sẽ làm gì để giải quyết vấn đề này, mời các bạn theo dõi bài viết tiếp theo: Bài học Marketing từ thương hiệu Mistine phần 1

Phân tích cơ cấu công ty Technimex

Nhìn sơ đồ tổ chức ta có thể hình dung đây là một công ty có quy mô lớn – công ty cổ phần Technimex hoạt động dàn trải ở 3 miền. Tập trung chủ yếu là tại Hà Nội và có các văn phòng đại diện ở miền Trung và Nam.

Cơ cấu tổ chức được xây dựng có hệ thống và chặt chẽ từ cao đến thấp, có sự phân chia theo khu vực địa lý, tuy hầu hết tập trung tại miền Bắc.

Đi sâu vào phạm vi và cấp bâc quản trị của công ty, theo sơ đồ từ trên xuống, ta có thể thấy hệ thống chia thành nhiều cấp khác nhau: cấp cao, cấp trung, và cấp tác nghiệp ở hai phạm vi quản trị chức năng và tổng quát.

Cấp cao: Đại hội đồng cổ đông,HĐQT

Các nhà quản trị cấp cao : Chủ tịch HĐQT, Giám đốc.

Cấp trung :Nhà Quản  trị cấp trung : gồm các trưởng phòng

Cấp tác nghiệp:Nhà quản trị tác nghiệp : Quản trị viên bán hàng của phòng kinh doanh

Các nhân viên tác nghiệp.

Theo đặc thù công việc kinh doanh của Công ty nên cơ cấu tổ chức đã có sự chuyên môn hóa khá rõ nét. Các nhiệm vụ cụ thể được phân chia cho các phòng khác nhau : P. Kinh doanh, P. Tổng hợp, P. Tài chính kế toán, P. Dịch vụ kỹ thuật, P dự án KHKT, P. Khoa học thiết bị. Nhằm mục đích đạt được mục tiêu công ty đã đề ra. Ứng với mổi bộ phận, công việc được thực hiện một cách tách rời. Điều đó đem đến sự rõ ràng trong công việc, tránh sự lộn xộn khó quản lý. Hiệu quả kinh tế cao. Ở đây sự tiêu chuẩn hóa khó sảy ra vì công việc của các bộ phận kỹ thuật, kinh doanh là rất linh hoạt mang tính cơ động cao. Với mỗi tình huống lại có cách giải quyết khác nhau, nên những tiêu chuẩn cũng chỉ tương đối và ít giống nhau. Ở một số bộ phận kỹ thuật, Dự án khoa học kỹ thuật thì tiêu chuẩn này có những tiêu chuẩn cơ bản.

Đại hội đồng cổ đông(ĐHĐCĐ)

Đây là một công ty cổ phần nên trong cơ cấu tổ chức ko thể thiếu hai bộ phận quan trọng nòng cốt đó là Đại hội đồng cổ đôngvàHĐQT. Vì nó mang tính chất đặc thù của công ty của phần theo quy định của Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005(điều 96, 108).

ĐHĐCĐ là một tổ chức gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Với quyền và trách nhiệm của mình HĐ sẽ là nơi thông qua định hướng phát triển của công ty. Với số vốn và quy mô của mình HĐ quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán, cũng như mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, trừ tường hợp  điều lệ công ty có quy định khác.

Để có một tổ chức hoạt động hiệu quả, lâu bền thì ĐHĐCĐ có quyền bầu, đề bạc những thành viên có năng lực, làm việc tốt.  Và cũng có thể miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên kém hiệu quả thiếu trách nhiệm với công ty trong HDQT, ban kiểm soát.
Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác. Định hướng sự phát triển, tìm ra con đường đường đi lâu bền cho công ty chính là trách nhiệm mà Đại hội đồng sẽ luôn gánh vác, quyết định số mệnh cho mình.

Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty. Thông qua báo cáo tài chính hằng năm.
Xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty.

Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty.

Có thể nói Đại hội đồng cổ đông là đầu tàu của công ty trên con đường đi đến thành bại của công ty.
Trong một số trường hợp thì Cổ đông là tổ chức thì có quyền cử một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình theo quy định của pháp luật; trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo uỷ quyền được cử thì phải xác định cụ thể số cổ phần và số phiếu bầu của mỗi người đại diện. Việc cử, chấm dứt hoặc thay đổi người đại diện theo uỷ quyền phải được thông báo bằng văn bản đến công ty trong thời hạn sớm nhất.

Hội đồng quản trị(HĐQT)

Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyên và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.
HĐQT thực hiện chức năng mình thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do công ty Technimex quy định. Mỗi thành viên của HĐQT có một phiếu biểu quyết.

Khi thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình,HĐQT tuân thủ đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp quyết định doHĐQT thông qua trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty thì các thành viên chấp thuận thông qua quyết định đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định đó và phải đền bù thiệt hại cho công ty; thành viên phản đối thông qua quyết định nói trên được miễn trừ trách nhiệm. Trong trường hợp này, cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục trong thời hạn ít nhất một năm có quyền yêu cầuHĐQT đình chỉ thực hiện quyết định nói trên.

HĐQT làm việc của mình bằng cách quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty. Là nơi có quan hệ và tác động trực tiếp đến Chủ tịch và giám đốc công ty.

Với quyền của mình, thì HĐQT có thể kiến nghị loại cổ phần tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại lên ĐHĐCĐ. Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại. Để có vốn hoạt động thì HĐQT có quyền quyết định huy động vốn thêm cho công ty theo hình thức khác ngoài cổ phần.

Quyền quyết định mua hay không các cổ phần theo quy định điều 91 tại khoản 1 Luật DN 2005, và giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty nếu công ty có phát hành thêm trái phiếu.
Các dự án đầu tư phát triển trên thị trường trong thẩm quyền của HĐQT thì có quyền quyết định và nằm trong một giới hạn cụ thể theo Luật DN 2005 hoặc Điều lệ công ty có đưa ra.

Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, trừ hợp đồng và giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 120 của Luật DN 2005.

Trong phân quyền của mình thì HĐQT Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc do Điều lệ công ty quy định; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó;

Luôn giám sát, chỉ đạo giám đốc điều hành công việc hằng ngày của công ty để kinh doanh có hiệu quả.

HĐQT là nơi sẽ quyết định cơ cấu, quy chế quản lý, thành lập các văn phòng đại diện : và Công ty Technimex đã có 2 văn phòng đại diện tại miền Trung và Nam.

Duyệt các chương trình và nội dung tài liệu phục vụ họp ĐHĐCĐ, triệu tập cuộc họp, hoặc lấy ý kiến để ĐHĐCĐ thông qua quyết định.

Trình báo quyết toán tài chính hằng năm lên ĐHĐCĐ.
Kiến nghị tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty.

Như vậy HĐQT là một tổ chức khá chặt chẽ. Quyền và nghĩa vụ khá rõ ràng, như vậy thì công ty sẽ luôn được đảm bảo hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả hơn.

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát thường có từ ba đến năm thành viên. Điều lệ công ty không có quy định khác thì nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá năm năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Các thành viên Ban kiểm soát bầu một người trong số họ làm Trưởng ban kiểm soát. Quyền và nhiệm vụ của Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.

Trong trường hợp vào thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì Ban kiểm soát đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nhiệm vụ cho đến khi Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ.

Như vậy Ban kiểm soát làm việc như thế nào?

Ban kiểm soát thực hiện giám sátHĐQT, Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý củaHĐQT.

Sau đó sẽ trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm của công ty và báo cáo đánh giá công tác quản lý củaHĐQT lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.  Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông

Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đếnHĐQT và cổ đông hoặc nhóm cổ đông có yêu cầu. Tuy nhiên việc kiểm tra của Ban kiểm soát không được cản trở hoạt động bình thường củaHĐQT, không gây gián đoạn điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

Kiến nghịHĐQT hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
Khi phát hiện có thành viênHĐQT, Giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty thì phải thông báo ngay bằng văn bản vớiHĐQT, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả. 

Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định  tại Điều lệ công ty và quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

Ban kiểm soát có quyền sử dụng tư vấn độc lập để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Để công việc được hoàn thiện, khách quan và bảo đảm hơn, Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến củaHĐQT trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.

Chủ tịch HĐQT

Chủ tịch HĐQT được ĐHĐCĐ hoặc HĐQT đề cử theo quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp HĐQT bầu Chủ tịch HĐQT thì Chủ tịch được bầu trong số thành viên HĐQT. Chủ tịch HĐQT có thể kiêm chức Giám đốc.

Trong công ty Chủ tịch HĐQT sẽ làm các việc như:
- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT ;
- Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp, sẽ triệu tập và chủ toạ cuộc họp HĐQT.
- Tổ chức việc thông qua quyết định của HĐQT.
- Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT.
- Chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông.
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Nếu Trường hợp Chủ tịch HĐQT vắng mặt thì uỷ quyền bằng văn bản cho một thành viên khác để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch HĐQT theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có người được uỷ quyền hoặc Chủ tịch HĐQT không làm việc được thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời giữ chức Chủ tịch HĐQT theo nguyên tắc đa số quá bán.

Giám đốc

Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số các thành viên hoặc thuê người khác làm Giám đốc. Và Chủ tịch HĐQT có thể kiêm vai trò Giám đốc
Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Nhiệm kỳ của Giám đốc không quá năm năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Giám đốc sẽ quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;

Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty;
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;

Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

Tuyển dụng lao động. Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

Bí quyết thành công của Jack Welch

Bí quyết thành công của Jack Welch

Theo Jack Welch, để thành công, lãnh đạo cần có tư chất, năng lực sau:

Hướng đạo và củng cố lòng tự tin của nhân viên. Trong những lúc khó khăn, hay khi giải quyết vướng mắc công việc, người lãnh đạo phải biết động viên đội ngũ nhân viên, nói để họ hiểu những khó khăn trước mắt lại chính là cơ hội để họ phát triển, để họ khẳng định mình. Jeck Welch nói: "Tôi luôn tự nhủ mình như người làm vườn, một tay cầm bình nước tưới, tay kia là túi phân vun bón cho những hạt giống nhân viên được này mầm tươi tốt".

Những kế hoạch tốt được mọi người đồng tâm. Ông cho rằng đó chính là thước đo hiệu quả của công tác lãnh đạo.Nếu là người cầm quân giỏi, người chủ phải tìm được cách để nhân viên của mình không chỉ đứng nhìn mà còn sống và thở cùng với những kế hoạch công tác đó.

Luôn phải tâm niệm trong cư xử, hành động làm sao để nhân viên luôn nghĩ mình là người ngay thẳng, không thiên vị, minh bạch và rất đáng tin. Ông luôn tránh và thường nhắc nhở lãnh đạo cấp dưới tuyệt đối không được trộm nhặt ý tưởng của nhân viên để ghi điểm cho mình.

Nhiệm vụ chính của người lãnh đạo là dẫn đường. Trong giai đoạn khó khăn, tài chính thu hẹp, cắt giảm nhân công là những lúc thường nổ ra những tranh cãi bất phân thắng bại. Công việc của người lãnh đạo lúc này là ngồi nghe, phân tích, mở đường dẫn mọi người tiến lên chứ không phải là giành chiến thắng trong cuộc đấu khẩu.

Khơi dậy lòng nhiệt tình và sáng tạo của nhân viên cho phù hợp mục tiêu chiến lược phát triển. Jack Welch cho rằng để trở thành lãnh đạo giỏi phải có sự kết hợp cả thiên chất và khổ luyện. Thiên chất là nguồn năng lượng tiềm tàng rất khác nhau trong cơ thể của từng người, là chỉ số IQ được bộc lộ trong nhạy bén, năng động trong quyết sách; còn khổ luyện là sự chăm chỉ học hỏi và quan sát và dự báo chuyên môn vững hơn người.

Với ông, “việc phát triển lãnh đạo là trái tim và linh hồn của mọi công ty. Hơn bao giờ hết, các công ty không sợ mạo hiểm bằng việc đưa những nhà lãnh đạo tương lai vào những vị trí hôm nay.Thật tuyệt khi có một tổ chức năng động và thay đổi với những người ở vị trí quản lý đầy nhiệt huyết. Những đôi mắt sáng đôi lúc sẽ nhìn thấy những cơ hội mới mẻ. Họ sẽ sẵn sàng? Có thể họ không được đào tạo một cách hoàn hảo, nhưng họ sẽ có thể phát triển trong công việc nếu bạn hỗ trợ họ đúng mức.Khi tôi rời GE, người kế nhiệm tôi 46 tuổi và những báo cáo viên trực tiếp của ông tuổi đời chỉ trung bình 38. Đó là đội ngũ kế cận tiềm năng.

Một điều chủ chốt cần nhớ là việc lãnh đạo là công việc tập thể, không phải là độc quyền.Khi bạn gặp một rắc rối, tôi nghĩ bạn cần khuyến khích càng nhiều người tham gia giải quyết vấn đề càng tốt.Quan điểm lúc nào cũng chỉ có một ý kiến đúng là hoàn toàn điên khùng.Khi bạn gặp khủng hoảng, bạn phải tiến tới mọi cấp bậc của tổ chức và tìm mọi nơi.Đó là một phần cái tôi gọi là “bầu không khí vai trò kiểu mẫu” ở GE.

Lãnh đạo không phải là ra lệnh mà là tăng lực cho nhân viên để họ nhận ra khả năng hành động của mình. Khi ai đó đưa ra ý tưởng ở GE, chúng tôi sẽ để người đó trình bày ý tưởng.Bạn nên luôn để nhân viên trình bày ý tưởng của mình.Người ta cần cảm thấy sự tham gia của mình là quan trọng.Hãy luôn luôn cho họ tiếng nói và phẩm giá.Đó là cái những nhà lãnh đạo làm.Và đó là cách lãnh đạo xây dựng lãnh đạo.Tất nhiên làm và biến điều này thành hiện thực khó hơn nói rất nhiều”.

Từ đó, Jack Welch đã đưa ra tư tưởng 4E Leader nổi tiếng về lãnh đạo mà đến nay vẫn được các CEO trên toàn thế giới học tập. Đó là:

Nhà lãnh đạo phải có nghị lực (The 4E Leader Energy) Đây là yếu tố giúp họ vượt qua các khó khăn nội tại và từ ngoại cảnh. Nó biểu hiện ở sự tin tưởng, sự quyết tâm và tính bền bỉ.

Nhà lãnh đạo phải biết truyền nghị lực (The 4E Leader Energizes). Có nghị lực nhưng nhà lãnh đạo phải biết cách làm cho nghị lực đó lan rộng, khiến cho nhân viên của mình cũng có nghị lực và mục tiêu đạt đến. Và đó cũng chính là khả năng truyền cảm

Nhà lãnh đạo phải sắc bén (The 4E Leader has Edge): Rất cần,  nó thể hiện trong việc chỉ số EQ phải cao, nhạy cảm và giải quyết nhanh trước mọi vấn đề phát sin h. Điều này cũng có nghĩa là lãnh đạo phải bổ sung Kiến thức chuyên môn. Cần có ở mức vừa phải trở lên, chủ yếu để trợ giúp quá trình ra quyết định.

Nhà lãnh đạo phải hành động (The 4E Leader Executes). Trong quá trình này họ phải thể hiện được sự đam mê và đức hy sinh. Từ đó xây dựng được hình ảnh tốt của chính mình, tạo sự tin tưởng cho những người đi theo.

Nhờ có quan điểm quản lý đúng đắn, cách thức điều hành sáng suốt , Jack Welch đã làm nên một thương hiệu GE nổi tiếng và hùng  mạnh như ngày nay, xứng đáng với danh hiệu CEO tài ba của GE, cũng như  của thế giới.


Sưu tầm

Mời các bạn cùng theo dõi bài viết: 


Điều hành và quan điểm quản lý của Jack Welch tại GE

Quá trình điều hành và quan điểm  quản lý của Jack Welch tại GE

Cách đây hơn 30 năm, khi Jack Welch bắt đầu nhận chức Chủ tịch GE, nền kinh tế Mỹ đang rơi vào trạng thái trì trệ, mỗi năm tập đoàn chỉ thu về 1 tỷ USD lợi nhuận. Tuy nhiên, vào đầu thập kỷ 1990, GE đã nâng mức lãi bình quân lên 14 tỷ USD/năm,tăng lợi nhuận lên gấp gần 14 lần - một kỳ tích hiếm có trong lịch sử kinh doanh tại Mỹ mà công đầu thuộc về Jack Welch.

Quan điểm của Jack Welch về vai trò, nhiệm vụ quản trị nhân sự của người điều hành cao nhất rất rõ ràng. Không ít nhà lãnh đạo các tập đoàn lớn cho rằng điều hành nhân sự trước hết là phải quản lý, giám sát, kiểm tra - nhưng Jack Welch thì khác. Ông luôn khẳng định, nhà quản lý muốn quản lý được công ty của mình thì trước hết  phải biết quản lý nhân viên của họ, biết  động viên, kích thích nhân viên làm việc, đạt được những kết quả mà chính bản thân họ trước đó cũng không dám làm, dám tin là được.Bằng cách:
  • Không ngừng cải thiện nhóm làm việc của mình, sử dụng các cuộc thử sức để đánh giá, rèn luyện và xây dựng sự tự tin cho nhân viên
  • Khiến cho mọi người không chỉ nghĩ tới tầm nhìn của công ty mà còn sống và thở cùng với nó.
  • Hiểu rõ nhân viên, phát huy khả năng của từng người
  • Hãy thăm dò, thúc đẩy tính tò mò, hoài nghi, đảm bảo rằng các câu hỏi của mình được trả lời bằng hành động cụ thể

Khi Jack Welch đánh giá nhân viên thì kết quả công việc là thước đo cao nhất. Với tính cách quyết đoán, dường như ông có vẻ khá nhanh chóng ưu ái, đãi ngộ và trọng dụng những người mà ông cho là được việc.

Người ta cũng thấy ở Jeck Welch một tính cách cương quyết và cứng rắn. Chỉ trong vòng chưa đầy 5 
năm đầu tiên làm Chủ tịch GE, ông đã sa thải tổng cộng 118.000 nhân viên, bằng hơn một phần tư toàn bộ biên chế của tập đoàn. Nhưng với những gì đã đem lại cho GE - tình trạng tài chính hết sức lành mạnh - ông đã dẹp bỏ mọi nghi ngờ về chiến lược “bàn tay sắt” của mình.

Jack Welch cũng rất kiên quyết và táo bạo với các quyết định chiến lược kinh doanh. Để đạt mục tiêu đưa GE trở thành tập đoàn số 1 thế giới, ông đã đề ra phương châm chỉ theo đuổi các sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh mà hãng có khả năng giữ vị trí số 1 hoặc 2 trên toàn cầu, đồng thời thẳng tay loại bỏ hàng loạt sản phẩm không hiệu quả. Jack Welch còn tập trung nghiên cứu và phát triển các mặt hàng có tiềm năng khác như thiết bị phụ tùng máy bay, máy móc y tế...

Bên cạnh việc tập trung vào một số sản phẩm chính và tăng năng suất lao động một cách tối đa, Jack Welch cũng sớm nhận ra tầm quan trọng của các dịch vụ kèm theo. Ông đã thành lập một công ty tài chính chuyên phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng của GE và nhiều công ty thuê mua tài chính phục vụ cho các khách hàng mua máy bay trên toàn cầu. Năm 1986, Jack Welch làm chấn động giới kinh doanh tại Mỹ khi quyết định mua lại toàn bộ NBC, hãng truyền hình hàng đầu thế giới.Điều này có ý nghĩa to lớn trong việc quảng bá các sản phẩm của GE.

Sưu tầm

Mời các bạn theo dõi bài viết: Jack Welch, ông chủ tài ba tập đoàn GE

Jack Welch, ông chủ tài ba tập đoàn GE

Jack Welch là cựu Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc (CEO) tập đoàn General Electric (GE). Ông được vinh danh là CEO số 1 của thế giới vàcó công lớn trong việc phát triển GE.

Ông sinh năm 1935 tại Salem, Massachusetts.

Ông tốt nghiệp trường Đại học Massachusetts vào năm 1957 với tấm bằng kỹ sư hóa học, sau đó lấy bằng Thạc sỹ và Tiến sỹ chuyên ngành này tại trường Đại học Illinois vào năm 1960.

Năm 1960: bắt đầu  làm việc tại GE với vai trò kỹ sư hóa học cho bộ phận Chất dẻo tại Pittsfield, Massachusetts.

Năm 1972: được bầu là Phó chủ tịch trẻ nhất của công ty vào Năm 1979: được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị

Tháng 4/1981: trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc điều hành thứ 8 của tập đoàn GE

Tháng 9/ 2001:Jack Welch thôi giữ chức vụ tại GE

Nghỉ hưu ở tuổi 67, ông chuyển sang viết sách. Tất cả những gì ông viết ra đều được mọi người đổ xô tìm đọc. Các giáo sư, sinh viên đọc để nghiên cứu, phân tích, giới kinh doanh thì đọc để tìm thấy những bí quyết quản lý chuyên nghiệp.Ngoài ra ông còn là nhà tư vấn tài ba cho nhóm CEOs của tạp chí Fortune 500.

Tập đoàn General Electric (GE):

Ðược thành lập năm 1892 trên cơ sở sáp nhập giữa Công ty Thomson-Houston Electric và Công ty Edison Electric Light của Thomas Alva Ediso, sản xuất kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực điện máy. Sau khi quản lý GE, Jack Welch đã có công rất lớn khi tiếp tục duy trì và củng cố vị thế, giá trị của GE trên thị trường chứng khoán Mỹ,biến nó thành một tập đoàn lớn nhất, ổn định nhất và thành công nhất thế giới.Với:

Tổng doanh thu hàng năm lên đến 130 tỉ USD, với 2 triệu cổ đông


Khoảng 350.000 người đang làm việc cho GE tại các xí nghiệp, nhà máy, chi nhánh của tập đoàn này ở trên 100 nước khác nhau trên thế giới.

Sưu tầm

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Quy trình tuyển dụng tại công ty Logigear

Để có được một đội ngũ nhân viên chất lượng, Công ty Logigear đã xây dựng nên một mô hình riêng biệt, áp dụng nội bộ công ty. Đây được xem như là chiến lược để giúp công ty phát triển mạnh trong tương lai. Sở hữu đội ngũ lao động đầy tiềm năng.

Với một quy trình tuyển dụng nhanh chóng và chuyên nghiệp. Công ty muốn tiết kiệm thời gian cho cả doanh nghiệp lẫn ứng viên, luôn hướng đến mục tiêu lấy hiệu quả làm tiêu chí hàng đầu song song với chất lượng tuyển dụng qua sự hỗ trợ của các công cụ tuyển dụng mạnh mẽ và nguồn tuyển dụng sâu rộng.

Tiêu chí tuyển dụng bao gồm:
  • Tốt nghiệp Đại học các ngành về CNTT, Máy tính hoặc  tương đương
  • Kỹ năng nói và viết tiếng Anh tốt,  TOEIC> 500 hoặc TOEFL, IBT> 60
  • Có kiến thức về ngôn ngữ lập trình: C + +, C, Java, .NET, C # cơ bản, ..
  • Có khả năng học hỏi nhanh , các kỹ năng tư duy logic tốt
  • Yêu thích công việc phát triển và kiểm thử phần mềm

Liên hệ tuyển dụng


Nộp CV(Tiếng Anh) vào hộp thư recruitment@logigear.com hoặc đăng ký online qua website: http://logigear.vn/apply-online-form.html

Muốn biết rõ về Logigear xin mời các bạn theo dõi bài viết: Công ty Logigear Việt Nam

Hoặc theo dõi tại địa chỉ: Logigear.vn